Xu hướng mua đất nền tại các huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng và đất nền Hóc Môn cũng không phải là ngoại lệ. Vì sao huyện Hóc Môn lại có sức hút trong thị trường bất động sản đất nền hiện nay? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đất nền Hóc Môn-nơi đầu tư đầy triển vọng
Những thông tin sẽ có trong bài viết:
- Giới thiệu sơ lược về huyện Hóc Môn.
- Top 5 khu vực đất nền vàng tại Hóc Môn nên đầu tư mua đất nền.
- 3 lí do nên mua đất nền Hóc Môn.
- 3 kinh nghiệm cần phải biết trước khi lựa chọn và mua đất nền Hóc Môn.
- Kết luận.
Đầu tiên, mời bạn cùng tôi tìm hiểu thông tin sơ lược về vùng đất Hóc Môn này:
1. Giới thiệu sơ lược về huyện Hóc Môn:
- Vị trí địa lý:
– Hóc Môn là một trong sáu huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.
– Tổng diện tích tự nhiên của huyện khá lớn khoảng 108,71 km2.
– Khu vực nằm tiếp giáp với một số tỉnh thành thuộc Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ cùng nhiều quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh:
+) Phía Bắc giáp huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh.
+) Phía Nam giáp với quận 12 (- cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh).
+) Phí Đông giáp với thị xã Thuận An của tỉnh Bình Dương, được ngăn cách bởi sông Sài Gòn.
+) Phía Tây giáp với huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An, huyện Bình Chánh và quận Tân Bình của thành phố Hồ Chí Minh.
Sơ đồ huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
– Huyện Hóc Môn gồm 1 thị trấn và 11 xã:
+) Xã Nhị Bình.
Nằm ở phía Đông của huyện Hóc Môn, xã Nhị Bình nằm giáp gianh với xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và được ngăn cách bởi con sông Sài Gòn. Xã có diện tích trung bình khoảng 8,52 km2. Đường Bùi Công Trừng được xem như là tuyến đường chính của xã Nhị Bình.
+) Xã Xuân Thới Sơn.
Đây là một trong những xã nằm ở vị trí trung tâm và có diện tích lớn nhất huyện Hóc Môn. Một phần diện tích xã giáp với huyện Đức Hòa của tỉnh Long An. Xã có nhiều con đường quan trọng phục vụ nhu cầu sống của người dân như đường Nguyễn Văn Bứa,… Xã còn có khu di tích Ngã Ba Giòng được nhiều người biết đến.
+) Xuân Thới Thượng.
Đây là xã có diện tích đất lớn nhất huyện Hóc Môn với diện tích khoảng 18.09 km2. Xã có tốc độ phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng khiến mật độ dân số ở đây ngày càng tăng cao dẫn đến giá đất nền tại xã Xuân Thới Thượng không ngừng được đẩy lên.
Một số con đường chính của xã: đường Phan Văn Hớn, đường Trần Văn Mười…
+) Xã Đông Thạnh.
Xã Đông Thạnh của huyện Hóc Môn có diện tích khá lớn khoảng 12,83 km2. Xã tiếp giáp với huyện Củ Chi và quận 12 của thành phố Hồ Chí Minh. Các con đường tập trung dân cư của xã Đông Thạnh là đường Đặng Thúc Vịnh, đường Lê Văn Khương…
+) Xã Bà Điểm.
Nằm ở phía Tây Nam huyện Hóc Môn, xã Tân Hiệp giáp gianh với quận 12 của thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây nổi tiếng với nghề trồng trầu và gắn liền với địa danh “Mười tám thôn vườn trầu”. Đây cũng là đầu mối nông sản cho nhiều quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Một số con đường quan trọng nơi đây là: đường Phan Văn Hớn, đường Nguyễn Thị Sóc, một phần quốc lộ 22…
+) Xã Thới Tam Thôn.
Xã Thới Tam Thôn là một trong 11 xã thuộc huyện Hóc Môn. Xã có diện tích khoảng 8,94 km2. Các con đường chính phục vụ cuộc sống người dân như đường Đặng Thúc Vịnh, đường Trịnh Thị Miếng,…
+) Xã Tân Hiệp.
Xã Tân Hiệp nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Thu nhập chính của người dân ở đây là từ việc sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Chùa Hoằng Pháp là một địa điểm thu hút khách du lịch tới đây hàng năm. Điểm qua một số con đường chính của xã: đường Song Hành, đường Đỗ Văn Dậy, đường Lê Thị Hà…
+) Xã Tân Xuân.
Xã Tân Xuân là một xã thuộc huyện Hóc Môn. Xã có diện tích khoảng 2,67 km2. Mật độ dân số ở đây không cao xấp xỉ 4081 người/ km2. Các con đường chính trong xã là: đường Lê Thị Hà, đường Song Hành, đường Tân Xuân…
+) Xã Tân Thới Nhì.
Có diện tích lớn thứ hai của huyện Hóc Môn xấp xỉ khoảng 17,25 km², xã Tân Thới Nhì nằm ở phía Tây Bắc huyện Hóc Môn. Xã nằm giáp gianh phía Tây với huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh. Một số tuyến đường quan trọng của xã là: đường Dương Công Khi, đường Lê Lợi, quốc lộ 22…
+) Xã Xuân Thới Đông.
Xã Xuân Thới Đông có diện tích tầm 3,09 km2. Xã có trục đường chính là đường Trần Văn Mười, nơi tập trung nhiều dân cư của xã, có nhiều không gian giải trí cho người dân như chợ chữ S, công viên cá Koi…
+) Xã Trung Chánh.
Đây là xã có diện tích tương đồng với thị trấn Hóc Môn là 1,74 km2 nhưng lại là nơi có mật độ dân số thưa hơn khoảng 19.220 người/km2 . Một số con đường chính của xã là Nguyễn Ảnh Thủ, đường Song Hành…
+) Thị Trấn Hóc Môn.
Thị trấn Hóc Môn có diện tích nhỏ nhất huyện Hóc Môn khoảng 1.74 km2 nhưng đây lại nằm ở vị trí trung tâm và nơi tập trung các trụ sở hành chính của huyện Hóc Môn. Đây cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan mấu chốt của huyện như trụ sở ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, công an huyện Hóc Môn… cùng nhiều địa điểm kinh doanh lớn. Những trục đường tập trung những tiện ích đó là: đường Lý Thường Kiệt (có nhiều ngân hàng đặt chi nhánh), đường Quang Trung (tập trung nhiều địa điểm mua bán sầm uất), đường Trưng Nữ Vương (có chợ Hóc Môn ở đầu đường)…
- Quá trình hình thành đến nay của huyện Hóc Môn:
– Hóc Môn là vùng đất trẻ, tính đến nay đã được hơn 300 tuổi đời, cùng thời điểm với hình thành và phát triển của Sài Gòn – Gia Định.
– Hóc Môn được thành lập cùng lúc với quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn.
– Dựa vào thông tin trong cuốn “Gia Định Hành Thông chí” của Trịnh Hoài Đức, vào tháng 2/1698, chúa Nguyễn đã ra lệnh cho Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh đi vào vùng đất phía Nam để kinh lý. Trong chuyến đi này, ông đã quyết định thành lập nên phủ Gia Định bao gồm 2 huyện: huyện Phước Long và huyện Tân Bình.
– Hóc Môn năm ấy là một khu vực khá vắng vẻ, dân cư phân bố còn thưa thớt và đất đai còn hoang vu, xơ xác. Vùng đất này đã trở nên tấp nập hơn, thu hút được nhiều người dân nhập cư đến đây hơn cho đến năm 1731 khi có một lượng lớn ngươi dân từ miền Bắc và miền Trung đi tìm vùng đất mới để an cư khi đã quá bất mãn với sự hà khắc của cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn.
– Dù vậy nhưng đến thế kỷ 19, nơi đây vẫn giữ cho mình sự hoang sơ, hoang dã với nhiều đầm nước cây môn mọc um tùm. Đó có lẽ cũng là một phần lí do tại sao vào năm 1885, vùng đất này được thực dân Pháp lấy tên là Hóc Môn – Hóc hẻm có nhiều cây môn sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu.
– Trong những năm trở lại đây, huyện Hóc Môn đã cho thấy sự chuyển mình vượt bậc trong việc phát triển các mặt đời sống xã hội nhờ vào sự quan tâm của chính quyền địa phương và của các nhà đầu tư nhằm đưa Hóc Môn trở thành một trong những khu vực có sự tăng trưởng cao tại phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
– Chính vì một phần lí do đó mà thị trường bất động sản của huyện Hóc Môn luôn có sự biến động tích cực theo từng ngày. Tuy rằng, giá bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng lên nhưng so với mặt bằng chung giá đất đang ở mức trung bình so với các huyện lân cận và các quận nội thành. Theo dự kiến của các chuyên gia, giá đất nền tại đây vẫn sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
2. Top 5 khu vực vàng tại Hóc Môn nên đầu tư mua đất nền:
Sau đây là top 5 những khu vực đất nền Hóc Môn bạn nên cân nhắc mua:
- Xã Bà Điểm:
Xã Bà Điểm là một trong những xã phát triển nhất tại huyện Hóc Môn. Một trong những lí do giải thích cho điều này đó là vì đây là nơi có vị trí thuận lợi. Xã Bà Điểm nằm ở phía Tây Nam của huyện Hóc Môn. Là nơi tiếp giáp trực tiếp với quận 12 của thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cũng lí giải vì sao đây ngày càng có nhiều dự án giao thông, công trình dân cư được xây lên tại đây.
- Xã Xuân Tới Thượng:
Xã Xuân Tới Thượng là một trong những xã có tốc độ đô thị hóa nhanh tại huyện Hóc Môn. Đây là một trong những xã thu hút lượng dân nhập cư cao tại huyện này. Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được hoàn thiện khi có nhiều tuyến đường chính được xây lên tại đây như: đường Trần Văn Mười, đường Dương Công Khi…
- Xã Xuân Thới Đông:
Xã Xuân Thới Đông hiện đang là một thị trường đất đai đáng gờm tại huyện Hóc Môn. Nhiều nhà đầu tư đang có ý định và đặt kỳ vọng vào khu vực nhiều do xã cũng có nhiều đặc điểm tương đồng về kinh tế, địa hình với xã Xuân Thới Đông.
- Xã Trung Chánh:
Thị trường bất động sản ở xã Trung Chánh được đánh giá cao trong thời gian gần đây. Giá đất đai ở nơi đây biến động theo từng ngày. Một phần là do đây là nơi thu hút các nhà đầu tư bởi sự chuyển mình nhanh chóng về mảng kinh tế, xã hội, giao thông vận tải… Đây được xem như là một khu vực bất động sản tiềm năng trong thời gian sắp tới.
- Xã Đông Thạnh:
Nằm ở vị trí tiếp giáp huyện Củ Chi và quận 12, xã Đông Thành cũng là một khu vực không nên bỏ qua tại huyện Hóc Môn. Ngoài ra trong những năm gần đây, xã Đông Thạnh là một khu vực đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tốt. Nếu chọn Đông Thạnh là nơi đầu tư đất đai thì khu vực gần bến xe miền Tây là một địa điểm lý tưởng.
3. 3 lí do nên mua đất nền Hóc Môn:
Huyện Hóc Môn xứng đáng trở thành địa điểm mua đất nền của nhiều người bởi 3 lí do sau:
- Vị trí thuận lợi:
Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, đang có rất nhiều dự án giao thông,công trình đang được triển khai huyện ngoại thành này khi huyện là một trong những nút giao, cửa ngõ có ý nghĩa lớn đối với giao thông vận tải khi đây là địa điểm giao giữa các quận, huyện trong thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận như huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Bình Tân, quận 12, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An.
Huyện Hóc Môn không chỉ mạnh về mảng đường bộ mà sự đầu tư cho đường thủy ở đây cũng đang rất mạnh do có hệ thống kênh rạch phân bổ nhiều.
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện:
Nhờ có vị trí thuận lợi cùng với sự phát triển tiềm năng, huyện Hóc Môn không chỉ nhận được quan tâm từ chính quyền địa phương mà những nhà đầu tư, những tập đoàn lớn ngày càng dành sự quan tâm cho sự phát triển của huyện này khi rất nhiều dự án lớn, nhiều công trình phục vụ đời sống của người dân như trường học, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu đô thị… liên tục mọc ra tại nơi đây. Quả không sai khi nói đây là một trong những lí do đất nền Hóc Môn gây sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.
- Hóc Môn sắp được lên quận:
– Theo thông tin, Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh đã có tờ trình lên Ủy ban Nhân dân Thành phố để bàn về công tác chuẩn bị cho “Đề án chuyển đổi một số huyện thành quận giai đoạn 2021 – 2030”. Năm huyện được đề xuất lên quận trong bản đề án này bao gồm: huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè. Đây là một điều không khó hiểu khi các huyện có tốc độ phát triển nhanh của tình trạng đô thị hóa cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng trong các mảng kinh tế, chính trị, xã hội.
– Theo dự kiến, huyện Hóc Môn được lên quận trong vào giai đoạn 2021 – 2025. Việc lên danh hiệu từ huyện lên quận là một trong những điều thu hút nhiều nhà đầu tư một cột mốc lớn đối với huyện Hóc Môn khi việc này đánh dấu bước chuyển mình của huyện này về mọi mặt. Điều này khiến cho cơn sốt mua đất nền Hóc Môn mấy năm gần đây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá đất luôn biến đổi liên tục trong một ngày.
4. 3 kinh nghiệm cần phải biết trước khi lựa chọn và mua đất nền Hóc Môn:
Đất đai là một tài sản lớn đối với mỗi gia đình. Vì vậy, trước khi đưa ra những lựa chọn và quyết định mua đất nền Hóc Môn nói riêng và những nơi khác nói chung, đừng quên xem trước 3 kinh nghiệm quý giá sau đây:
- Tìm hiểu về những vấn đề xung quanh khu đất:
Trước khi chọn và quyết định mua một khu đất nào đó, bạn nên tìm hiểu và xem xét kĩ lưỡng về các tiện ích gần khu đất đó như giao thông ở khu đất có dễ di chuyển hay không?; những tiện ích, công trình công cộng, phục vụ sinh hoạt như đường điện, nước, trường học, bệnh viện, chợ… có thuận tiện cho bạn và gia đình không?, khoảng cách di chuyển từ đó đến nơi làm việc có xa không?….
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trước khi mua đất nền Hóc Môn.
- Tìm hiểu và kiểm ra rõ vấn đề pháp lý của đất nền Hóc Môn:
Đất đai được xem như là một tài sản lớn, có giá trị đối với mỗi gia đình. Vì vậy, khi mua bán bất kì giao dịch nào, hợp đồng là một trong những yếu tố tiên quyết cần phải cân nhắc thật kỹ để hạn chế được những tranh chấp, sự cố không hay xảy ra sau này.
Một số tiêu chí cần phải có của một hợp đồng hợp pháp đất đai:
+) Hợp đồng phải là văn bản đánh máy, hạn chế viết bằng tay.
+) Hợp đồng phải được cơ quan chính quyền công chứng.
+) Tất cả các thông tin trong hợp đồng (như thủ tục sang tên, điều khoản, giá bán, phương thức thanh toán, các nghĩa vụ, quyền lợi…) phải được ghi chi tiết, chính xác, cụ thể.
+) Trong hợp đồng, nhất thiết phải có chữ ký xác nhận của bên bán và bên mua. Cùng với những thông tin liên quan của cả hai bên bao gồm: tên, năm sinh, số chứng minh/ căn cước công dân, địa chỉ cư trú (đối với cá nhân); tên, trụ sở, mã số doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy thành lập doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp (đối với công ty, doanh nghiệp).
+) Nếu mảnh đất là tài sản thừa kế thì tất cả các thành viên có trong danh sách được thừa kế bắt buộc phải ký vào biên bản đồng ý bán đất cho bên mua.
- Đưa ra các tiêu chí chọn đất nền:
Bên cạnh những yếu tố liên quan xung quanh khu đất thì còn có các yếu tố nội quan khác liên quan đến mặt bằng đất khiến bạn phải lưu ý tới như: diện tích, phong thủy, nền đất, hướng.. của mảnh đất bạn đang có ý định và sẽ mua:
+) Mảnh đất lý tưởng để mua phải có tỷ lệ chiều dài (chiều sâu) và chiều rộng (mặt tiền) tương đối với nhau. Bạn cũng cần phải xem nhu cầu, mong muốn sử dụng đất của gia đình bạn như thế nào để có thể đưa ra diện tích đất phù hợp với cách bố trí, xây dựng căn nhà của bạn trong tương lai.
+) Theo quan niệm của người phương Đông, khi chọn mua đất thì phong thủy và hướng đất là những yếu tố cần được xem xét hàng đầu. Mỗi độ tuổi sẽ có hướng đất phù hợp với con giáp đó. Có 4 yếu tố phong thủy cơ bản bạn cần phải cân nhắc trước khi quyết định mua một miếng đất nào đó là: hướng mệnh trạch, hướng giao tiếp, hướng khí hậu và hướng phương vị. Bạn cũng chọn những mảnh đất có ánh sáng tự nhiên để không khí trong nhà luôn mát mẻ, trong lành.
+) Một mảnh đất có thế đất bằng phẳng, cao hơn mặt đường. Ngoài ra, phía trước khu đất cần tránh những vật cản như cây to, đường cụt, cột điện, đường chính diện đâm thẳng vào… Nền đất của khu đất cần phải kiên cố, chất đất phải sạch để khi muốn xây dựng trong tương lai có thể tiết kiệm được kinh phí gia cố nền đất.
5. Kết luận:
Trên đây là những thông tin về việc mua đất nền Hóc Môn. Rất mong những thông tin trên có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn về việc mua đất tại huyện Hóc Môn.
Bài viết cùng chủ đề:
Đất nền là gì? Tìm hiểu 3 loại chính để tránh đầu tư thất bại không đáng có.
0 comments