Văn bản đặt cọc nhà đất là một văn bản không thể thiếu trong giao dịch mua bán đất đai. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều mẫu văn bản khiến mọi người phân vân khi làm hợp đồng. Hôm nay, Baovenhadat.com xin giới thiệu đến bạn mẫu văn bản đặt cọc nhà đất chuẩn và đầy đủ nhất hiện nay.

Văn bản đặt cọc nhà đất là gì?

Mẫu Văn Bản Đặt Cọc Nhà Đất Chuẩn

Đặt cọc là việc một bên ( bên đặt cọc) giao cho bên kia ( bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác ( gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Văn bản đặt cọc nhà đất là văn bản ghi chép ghi sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên mua và bán trong giao dịch mua bán nhà đất, bên mua sẽ giao cho bên bán một khoản tiền đặt cọc mà cả hai đã thống nhất trong một thời gian cụ thể.

Việc viết văn bản đặt cọc là để đảm bảo cho sự thống nhất về những điều đã thỏa thuận của hai bên.Văn bản đặt cọc nhà đất thường được sử dụng để đảm bảo mảnh đất đó sẽ không bị bán cho ai khác.

Mẫu văn bản đặt cọc nhà đất đơn giản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày….. tháng…..năm….tại………………………………….

Tại………….., chúng tôi gồm có:

I/ Bên đặt cọc- Bên mua (gọi tắt là bên A)

Ông/Bà:…………………………………………………………………………………

Ngày sinh:…………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số:…………….Ngày cấp:…………Nơi cấp:…………….

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………………………………………………….

II/ Bên nhận đặt cọc- Bên bán (gọi tắt là bên B)

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………………….

Ngày sinh:……………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số:…………….Ngày cấp:…………Nơi cấp:…………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………………………………………………

III/ Người làm chứng

1.Ông/Bà:…………………………………………………………………………….

Ngày sinh:……………………………………………………………………………

CMND/CCCD số:…………….Ngày cấp:…………Nơi cấp:…………….

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………..

Số điện thoại:…………………………………………………………………………

2.Ông/Bà:…………………………………………………………………………….

Ngày sinh:……………………………………………………………………………

CMND/CCCD số:…………….Ngày cấp:…………Nơi cấp:…………….

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………..

Số điện thoại:…………………………………………………………………………

Các bên cùng nhau tham gia xác lập và ký kết văn bản đặt cọc nhà đất này để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Số tiền đặt cọc của bên A giao cho bên B:…………………..Bằng chữ:…………………………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc trong vòng:……………., kể từ ngày…….tháng……năm……….

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc, bên A cam kết mua đất của bên B tại…………………….

Khi nhận tiền đặt cọc, bên B sẽ cam kết bán đất thuộc sở hưuũ hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất bên B đã giao bán cho bên A tại:………………………………….với diện tích là………….m2 giá bán là……………….

2.Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả…………… khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà nước, khoảng còn lại là…………………………………………………………… sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B có nghĩa vụ nộp thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của Pháp luật.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN A

1.Nghĩa vụ

Ngay khi kí hợp đồng, bên A phải giao số tiền đặt cọc cho bên B theo đúng như thỏa thuận.

Bên A giao kết và thực hiện nghĩa vụ theo như Điều 3 đã nêu trên. Nếu bên A không thực hiện được thì bên A sẽ bị mất số tiền đặt cọc.

2.Quyền lợi

Trong trường hợp mục đích đặt cọc đạt được thì bên A sẽ nhận lại số tiền đặt cọc từ bên B hoặc trừ.

Còn trường hợp mục đích đặt cọc không đạt được thì bên A sẽ nhận lại số tiền đã đặt cọc và một khoản tiền bằng với tiền đặt cọc từ bên B.

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN B

1.Nghĩa vụ

Khi mục đích đặt cọc đạt được thì bên B trả lại khaonr tiền đặt cọc cho bên A hoặc trừ.

Khi mục đích đặt cọc không đạt được thì bên B trả lại số tiền đặt cọc và một khaonr tiền bằng với tiền đặt cọc cho bên A.

2.Quyền lợi

Nếu bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 thì số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên B.

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp thì hai bên cùng thương lượng, thỏa thuận để giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Pháp luật.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN THAM GIA

Hai bên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Việc giao kết hợp đồng dân sự này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, bắt buộc hay cưỡng ép
  2. Thực hiện đúng và đủ đầy tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng
  3. Bên B đã nhận số tiền đặt cọc theo đúng như trong điều 1 đã nêu từ bên A.

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1.Các bên tham gia đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

2.Các bên tham gia đã đọc kĩ, hiểu rõ và đồng ý tất cả các điều khoản trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

3.Hợp đồng có hiệu lực từ:…………………………

Hợp đồng này gồm….tờ,……trang, được lập thành….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ….bản.

……., ngày….tháng….năm….

Bên A                                                            Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)                                     (Ký và ghi rõ họ tên)

Người làm chứng                                          Người làm chứng

(Ký và ghi rõ họ tên)                                     (Ký và ghi rõ họ tên)

Văn bản đặt cọc nhà đất có bắt buộc phải công chứng không?

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc đặt đọc không bắt buộc phải lập thành văn bản.

Mặt khác, theo Khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì không quy định hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hay chứng thực mà chỉ những loại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì mới bắt buộc công chứng.

Dựa trên quy định của Bộ luật Dân Sự 2015, việc đặt cọc có thể được thể hiện qua bất kì hình thức nào như lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể. Điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn giữa hai bên, theo quy định của Pháp luật thì ngay khi các bên kí tên vào văn bản đặt cọc thì văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý. Do đó, văn bản đặt cọc nhà đất không bắt buộc công chứng hay chứng thực.

Những trường hợp văn bản đặt cọc nhà đất vô hiệu

Nếu hợp đồng không thỏa mãn được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 117 của Bộ luật Dân Sự 2015 thì được xem là hợp đồng vô hiệu.

Văn bản đặt cọc nhà đất sẽ vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Nội dung của văn bản vi phạm điều cấm của Pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp 2: Văn bản đặt cọc vô hiệu do giả tạo

Trường hợp trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba bằng cách xác lập giao dịch dân sự giả thì hợp đồng đó vô hiệu.

Khi các bên tham gia xác lập hợp đồng giả nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, ngoại trừ trường hợp hợp đồng đó bị vô hiệu theo quy định của Pháp luật.

những trường hợp vô hiệu trong văn bản đặt cọc nhà đất

Trường hợp 3: Hợp đồng vô hiệu do những người chưa thỏa điều kiện Pháp luật đặt ra bao gồm: người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập.

Trường hợp 4: Hợp đồng vô hiệu do có sự nhầm lẫn.

Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho các bên hoặc 1 bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn sẽ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Nếu các bên đã đạt được mục đích của hợp đồng hoặc có thể khắc phục ngay sự nhầm lẫn và làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được thì văn bản đặt cọc nhà đất này vẫn có hiệu lực.

Trường hợp 5: Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi lập hợp đồng.

Trường hợp 6: Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không làm chủ và nhận thức được hành vi của mình

Nếu người có năng lực hành vi dân sự xác lập hợp đồng trong lúc không làm chủ và nhận thức được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bó vanw bản đặt cọc nhà đất này là vô hiệu.

Trường hợp 7: Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ về hình thức.

Theo quy định của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP, hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu

Trường hợp 8: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được điều khoản.

Khi giao kết hợp đồng đặt cọc mà đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện được những điều khoản thì hợp đồng vô hiệu.

Hậu quả pháp lý

Theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015, hậu quả pháp lý khi văn bản đặt cọc nhà đất vô hiệu:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Khi hợp đồng bị vô hiệu thì các bên giao dịch khôi phục lại tình trạng ban đầu, và sẽ phải hoàn trả lại cho các bên tham gia giao dịch những gì đã nhận.Nếu không trả bằng hiện vật thì sẽ phải trả bằng hiện kim. Bên nào có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên còn lại.

Hậu quả khi vi phạm văn bản đặt cọc nhà đất.

hậu quả khi vi phạm văn bản đặt cọc nhà đất

Mức phạt cọc

Khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì sẽ bị phạt cọc. Ngoài việc phải trả lại tài sản cho bên đặt cọc thì bên nhận đặt cọc còn bị phạt khoản tiền tương đương bằng với giá trị tài sản đặt cọc (nếu các bên không có thảo thuận về mức phạt cọc).

Mặt khác, để tránh trường hợp bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 các bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao gấp nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc.

Trường hợp không bị phạt cọc

Trường hợp 1: Giữa các bên đã có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc.

Trường hợp 2: Nếu vì những sự kiện bất khả kháng hoặc lý do khách quan thì bên nhận đặt cọc sẽ không bị phạt cọc.

Tuy nhiên, bên nhận đặt cọc phải chứng minh được việc chậm trễ giao kết, thực hiện hợp đồng là do những nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía cơ quan Nhà nước  mà bên nhận đặt cọc không được biết hay không thể biết trước khi xác lập hợp đồng. Trường hợp này bên nhận đặt cọc sẽ không bị phạt cọc.

Trường hợp 3: Văn bản đặt cọc nhà đất bị vô hiệu.

Những lưu ý khi làm văn bản đặt cọc nhà đất

Điền chính xác thông tin trên văn bản đặt cọc nhà đất

Khi điền mẫu giấy bên nhận đặt cọc phải điền đầy đủ chính xác thông tin về bên đặt cọc cũng như bên nhận cọc. Đặc biệt là thông tin về tài sản đặt cọc, số tiền giao nhận cũng phải ghi rõ đơn vị tính là Việt Nam hay Ngoại tệ.

Nên công chứng văn bản đặt cọc nhà đất dù không bắt buộc

Luật không bắt buộc văn bản đặt cọc nhà đất phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để phòng tránh các rủi ro xảy ra và các trường hợp tranh chấp nếu có thì giấy đặt cọc nên được công chứng, chứng thực. Điều này sẽ giúp cho khách hàng nếu trong trường hợp xấu thì không cần phải xác minh tính xác thực giấy cọc và chữ ký của hai bên.

Thỏa thuận trước khoản bồi thường, đặt cọc

Trong giao dịch mua bán đất, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc là quyền lời của người mua. Bởi vì, giao dịch mua bán đất thường có khoản tiền cọc rất lớn, nên nếu bên nhận đặt cọc chậm trễ giao kết, thực hiện hợp đồng thì bên đặt cọc sẽ là người chịu thiệt thòi. Do đó, người mua nên xem xét kỹ điều khoản về bồi thường/tiền phạt để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Kết luận

Trên đây là mẫu văn bản đặt cọc nhà đất chuẩn và những thông tin cơ bản khi làm văn bản đặt cọc mà baovenhadat.com muốn gửi gắm đến đọc giả. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

Bài viết tham khảo: 5 điều bạn cần biết khi kí hợp đồng ủy quyền nhà đất.

About the Author Bảo Vệ Dự Án

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}